Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

"Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh". BSC sẽ là công cụ quản trị tốt nếu doanh nghiệp áp dụng đúng cách. Vậy cùng tìm hiểu cách sử dụng BSC nhé!

1. Kiểm soát các dữ liệu trong mô hình BSC

Đầu tiên, doanh nghiệp nên xác định rõ chiến lược và đặt nó lên một trang giấy. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tư duy về cách đặt những dữ liệu của doanh nghiệp vào BSC. Có thể tham khảo quy trình đặt dữ liệu vào BSC như sau: 

- Giới hạn số lượng các yếu tố mục tiêu trong BSC, khoảng 10 - 15 mục tiêu cho toàn bộ 4 thước đo. 

- Chuẩn bị sẵn những câu hỏi cho từng yếu tố mục tiêu trước mỗi cuộc họp. 

- Tổng hợp tài liệu cho tất cả các yếu tố mục tiêu cùng các câu hỏi và gửi tới nhân viên 1 - 2 ngày trước ngày diễn ra cuộc họp. 

- Đưa ra và ghi lại quyết định trong các cuộc họp đánh giá chiến lược kinh doanh. 

2. Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Tiếp theo, bạn hãy sử dụng các hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc để đánh dấu các yếu tố mục tiêu khác nhau. Ví dụ: 

- Màu đỏ: yếu tố mục tiêu cần bổ sung thêm tài nguyên hoặc sự hỗ trợ từ bên ngoài để mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo. 

- Màu vàng: yếu tố mục tiêu gần như đã đi đúng định hướng hoặc gặp một chút trở ngại có thể tự xử lý. 

- Màu xanh: yếu tố mục tiêu đang đi đúng hướng đặt ra. 

3. Gắn KPI ứng với các yếu tố mục tiêu

Nếu BSC là công cụ quản lý chiến lược thì KPI chính là công cụ quản lý hiệu suất. Người quản trị thông thái sẽ lực chọn sử dụng đồng thời BSC và KPI trong doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi mục tiêu, hãy đặt ra các KPI tương ứng với nó. KPI càng sát với tình hình thực tế mà bạn đo lường và đánh giá thì hiệu quả càng cao. 

4. Kết nỗi các yếu tố mục tiêu

Cuối cùng, bạn sử dụng mũi tên 1 chiều để kết nối và thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Bạn có thể linh hoạt liên kết hai mục tiêu trong cùng thước đo, gom 2 mục tiêu lại thành một nguyên nhân của một mục tiêu khác hoặc một mục tiêu dẫn tới hai mục tiêu khác, ... Miễn là không mục tiêu nào đứng riêng lẻ. 


0 nhận xét :

Đăng nhận xét