Nếu đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chẳn hẳn bạn cũng từng nghe về bản đồ chiến lược. Vậy bản đồ chiến lược mà lại quan trong trong xây dựng và triển khai BSC? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Bản đồ chiến lược là gì?
"Bản đồ chiến lược (Strategy Map) là một phương pháp lập kế hoạch giúp tổ chức, doanh nghiệp hay công ty hình dung toàn bộ chiến lược của họ". Đơn giản bản đồ chiến lược là một sơ đồ thể hiện bức tranh tổng thể về các chiến lược, mục tiêu của tổ chức.
Bản đồ xây dựng chiến lược thể hiện một cách trực quan, rõ ràng dùng để rình bày chiến lược và mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp hay công ty. Nó được thiết kế để đưa toàn bộ chiến lược lên một trang duy nhất, dễ theo dõi và dễ áp dụng.
Dựa vào bản đồ chiến lược, lãnh đạo và nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào để hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong thời gian sớm nhất. Đây là một công cụ không thể thiếu dành cho tổ chức trong việc xây dựng, hoạch định chiến lược. Do đó, bản đồ chiến lược là một phần của Thẻ điểm cân bằng (BSC).
2. Vai trò của bản đồ chiến lược trong BSC đối với doanh nghiệp
Với bản đồ chiến lược, lãnh đạo hay nhà quản lý sẽ có hình dung rõ hơn về các mục tiêu và truyền đạt lại với cấp dưới.
Lợi ích khi sử dụng bản đồ chiến lược như sau:
- Đặt ra mục tiêu khách hàng và tài chính (có thể là những mục tiêu khác) cụ thể.
- Xác định các bộ phận quan trọng trong tổ chức, hỗ trợ cam kết và đổi mới, bao gồm khóa đào tạo và thay đổi quy trình kinh doanh.
- Bao quát mối quan hệ giữa các ý tưởng khác nhau và biến chúng thành kết quả cụ thể.
- Truyền tải các mục tiêu và biết mục tiêu sẽ đạt được như thế nào.
- Cung cấp điểm bắt đầu cho mỗi phòng ban, bộ phận và xem chúng có phù hợpvới chiến lược tổng thể không.
3. Các yếu tố chính trong bản đồ chiến lược
Xây dựng bản đồ chiến lược cần sự cấu thành của 4 yếu tố chính:
+ Tài chính
+ Khách hàng
+ Quy trình nội bộ
+ Học tập và phát triển
Bản đồ chiến lược là một phần quan trọng trong Thẻ điểm cân bằng (BSC). Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản đồ xây dựng chiến lược này nhé!
0 nhận xét :
Đăng nhận xét