Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

Nếu đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chẳn hẳn bạn cũng từng nghe về bản đồ chiến lược. Vậy bản đồ chiến lược mà lại quan trong trong xây dựng và triển khai BSC? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Bản đồ chiến lược là gì? 

"Bản đồ chiến lược (Strategy Map) là một phương pháp lập kế hoạch giúp tổ chức, doanh nghiệp hay công ty hình dung toàn bộ chiến lược của họ". Đơn giản bản đồ chiến lược là một sơ đồ thể hiện bức tranh tổng thể về các chiến lược, mục tiêu của tổ chức. 

Bản đồ xây dựng chiến lược thể hiện một cách trực quan, rõ ràng dùng để rình bày chiến lược và mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp hay công ty. Nó được thiết kế để đưa toàn bộ chiến lược lên một trang duy nhất, dễ theo dõi và dễ áp dụng.

Dựa vào bản đồ chiến lược, lãnh đạo và nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào để hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong thời gian sớm nhất. Đây là một công cụ không thể thiếu dành cho tổ chức trong việc xây dựng, hoạch định chiến lược. Do đó, bản đồ chiến lược là một phần của Thẻ điểm cân bằng (BSC). 

2. Vai trò của bản đồ chiến lược trong BSC đối với doanh nghiệp

Với bản đồ chiến lược, lãnh đạo hay nhà quản lý sẽ có hình dung rõ hơn về các mục tiêu và truyền đạt lại với cấp dưới. 

Lợi ích khi sử dụng bản đồ chiến lược như sau: 

- Đặt ra mục tiêu khách hàng và tài chính (có thể là những mục tiêu khác) cụ thể. 

- Xác định các bộ phận quan trọng trong tổ chức, hỗ trợ cam kết và đổi mới, bao gồm khóa đào tạo và thay đổi quy trình kinh doanh.

- Bao quát mối quan hệ giữa các ý tưởng khác nhau và biến chúng thành kết quả cụ thể.

- Truyền tải các mục tiêu và biết mục tiêu sẽ đạt được như thế nào.

- Cung cấp điểm bắt đầu cho mỗi phòng ban, bộ phận và xem chúng có phù hợpvới chiến lược tổng thể không.

3. Các yếu tố chính trong bản đồ chiến lược

Xây dựng bản đồ chiến lược cần sự cấu thành của 4 yếu tố chính: 

+ Tài chính

+ Khách hàng

+ Quy trình nội bộ

+ Học tập và phát triển

Bản đồ chiến lược là một phần quan trọng trong Thẻ điểm cân bằng (BSC). Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản đồ xây dựng chiến lược này nhé!


Đào tạo BSC KPI đang trở thành xu hướng với sự phát triển của hai công cụ Thẻ điểm cân bằng (BSC) và Đo lường hiệu suất (KPI). Vậy làm thế nào để lựa chọn một khóa học BSC KPI chất lượng và uy tín? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Chất lượng của huấn luyện viên/chuyên gia đào tạo

Tiêu chí hàng đầu để chọn khóa học BSC KPI đó là chất lượng của huấn luyện viên/chuyên gia đào tạo. Bởi họ không chỉ người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, dẫn dắt học việc để đạt được những mục tiêu học tập. Vậy nên, khi lựa chọn chuyên gia, bạn cần dựa vào tiêu chí chứng chỉ chuyên môn cũng như kinh nghiệm từ những dự án thực tế. 

2. Tính thực tiễn của khóa học

Khóa học BSC KPI phải thỏa mãn yêu cầu về mặt kiến thức cũng như đảm bảo tính thực tiễn của nội dung. Nếu khóa học chỉ cung cấp lý thuyết thì có lẽ nó chỉ phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về công cụ BSC và KPI. 

Còn đối với những người có mong muốn học và ứng dụng BSC KPI cho doanh nghiệp hay tìm kiếm nền tảng cho tương lai thì cần một khóa học có tính thực tiễn cao, phù hợp với thực tế của thi trường Việt Nam. 

3. Lợi ích nhận được sau khóa học BSC KPI

BSC là một công cụ quản trị và thực thi chiến lược để kết nối tầm nhìn của doanh nghiệp với hành động hàng ngày của đội ngũ thông qua kế hoạch, mục tiêu và các KPIs. Hiểu rõ và biết cách sử dụng hai công cụ BSC và KPI là mục tiêu chính khi tham gia một khóa học. Những quan trọng nhất là tạo cho học viên tiền đề sự nghiệp và tạo ra hiệu quả thực cho doanh nghiệp. 

Khóa học BSC và KPI được xây dựng bởi blogger/chuyên gia tư vấn nhân sự Nguyễn Hùng Cường cùng HrShare Community vfa GSA Academy. Với phương pháp "TỪNG - BƯỚC - MỘT", nên dù bạn là bất kỳ ai, cũng có thể làm BSC và KPI chuyên nghiệp. 

Điểm đặc biệt của khóa học này là sau khi học xong phần lý thuyết, lớp học sẽ lựa chọn một CEO và các trưởng phòng để thành lập hội đồng chiến luộc. CEO và các trưởng phòng sẽ xây dựng tình huống công ty. Tiếp theo, hội đồng Chiến lược sẽ họp với sự dẫn dắt của huấn luyện viên và quan sát của các học viên khác để xây dựng. Khóa học BSC và KPI kết hợp lý thuyết và thực hành. 

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

KPI được xem là một "thành phần" không thể thiếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tại sao vậy? Cùng khám phá trong bài viết hôm nay nhé!

1. KPI giúp hoạch định chiến lược của doanh nghiệp

Dựa vào báo cáo KPI, nhà quản lý dễ dàng đưa ra những bước hoạch định chiến lược sát nhất với con số hiện tại và kế hoạch phát triển trong thời gian tới. 

KPI giúp định hướng sản phẩm, dịch vụ chính xác hơn và đánh đúng nhu cầu và tâm lý tiêu dùng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, khuyến khích nhân viên phát huy tối đa hiệu quả công việc, tạo sự liên kết giữa các phòng ban. 

2. KPI giúp đo lường mục tiêu trong tổ chức

KPI là một phương pháp đo lường các mục tiêu và chi tiêu. Nhà quản lý nhờ đó nhanh chóng nhìn ra vấn đề và đưa ra quyết định để đạt được mục tiêu nhanh hơn. 

3. KPI tạo động lực phát triển cho mỗi cá nhân

Không phải dự án hay chiến dịch nào cũng có thể đạt được kết quả như mong đợi của bạn. Nhưng bằng cách theo dõi hiệu quả theo KPI, doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường không ngừng học tập và tiến bộ. 

Dựa theo KPI, các phòng ban dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm mà không cần chờ đến cuối tháng, cuối quý hoặc kết thúc dự án. 

4. KPI giúp tiếp nhận các thông tin quan trọng nhanh chóng

KPI cung cấp "bức tranh" tổng quan về hiệu suất trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang trong một thị trường cạnh tranh cao, thông tin đó có thể đóng vai trò cốt lõi trong nỗ lực "đánh bại" đối thủ. Các dữ liệu thời gian thực mà KPI cung cấp cho phép doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh hệ thống. 

5. KPI cảnh báo nguy cơ không đạt mục tiêu chiến lược

KPI là cơ sở để phân tích doanh nghiệp một cách chuẩn xác dựa trên báo cáo, thống kê bằng con số. Nhờ vậy việc kiểm soát các mục tiêu, chiến lược kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

6. KPI là cách để quản lý hiệu quả công việc

Trong trường hợp này, KPI giúp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất. Bằng cách cho phép mỗi người nhìn thấy không chỉ những gì họ làm mà mọi người xung quanh đang làm. Qua đó, đảm bảo tất cả đều đi đúng hướng và mục tiêu. 

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

Cũng giống như những công cụ đo lường hiệu quả khác, áp dụng KPI có cả ưu điểm và nhược điểm. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Ưu điểm của KPI (Key Performance Indicators) 

1.1 Đo lường kết quả chính xác

Với mục đích theo dõi tiến trình, KPI sẽ hiển thị kết quả chính xác kết quả dưới dạng số, số liệu hoặc thống kê. Cá nhân, nhóm hay tổ chức có thể dễ dàng đo lường và theo dõi tiến trình của mục tiêu và hiểu phần nào của nhiệm vụ cần tập trung nhiều hơn. Hơn thế, KPI sẽ cho kết quả hàng ngày, hàng tuần, định kỳ theo yêu cầu hoặc loại mục tiêu. 

1.2 Liên kết tổ chức tốt hơn. 

Đối với doanh nghiệp lớn có số lượng nhân viên nhiều thì rất khó theo dõi tiến độ công việc của từng người. Trong trường hợp này, KPI giúp liên kết với mục tiêu. Từ đó, duy trì động lực làm việc cho nhân viên và đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng. 

1.3 Chiến lược trong tương lai của tổ chức

Nhờ việc theo dõi hiệu quả công việc bằng KPI, nhà quản lý có thể thiết kế lại hoặc thay đổi chiến lược dựa trên hiệu suất mục tiêu trước đó. KPI giúp tổ chức hiểu rõ khả năng, chỉ số hiệu suất và năng suất của mỗi người. 

1.4 Xác định "phần thưởng" cho nhân viên

Cá nhân làm việc chăm chỉ, cố gắng và đạt kết quả tốt đều nhận được thưởng và tăng thu nhập xứng đáng. Với KPI, mỗi người có cơ hội chứng tỏ bản thân và theo dõi hiểu suất trong từng thời kỳ. 

2. Nhược điểm của KPI (Key Performnace Indicators) 

- Nếu KPI chưa được xác định cụ thể, rõ ràng sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực, có thể là tâm lý chán nản, hoang mang ở nhân viên. Điều này dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp. 

- Khi triển khai xây dựng, các chỉ số KPI không đáp ứng tiêu chí SMART có thể ảnh hưởng đến quy trình và hiệu quả quản lý nhân sự của doanh nghiệp. 

- Nếu KPI mơ hồ, không có tính đo lường sẽ khiến nhân viên "lạc lối" khi thực hiện. 

- KPI thiếu chính xác hoặc vượt quá tầm với dễ khiến nhân viên chán nản, mất động lực làm việc. Nếu không thận trọng sẽ dẫn tới nguy cơ đánh mất nguồn lực quý giá trong doanh nghiệp. 

Trên đây là các ưu và nhược điểm của KPI đối với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp khi áp dụng cần phải cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành xây dựng KPI. 

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

Trong bài viết này cùng tìm hiểu tiêu chí SMART trong KPI là gì và làm thế nào để xây dựng KPI theo SMART nhé!

1. Tiêu chí SMART trong KPI là gì? 

Hiểu đơn giản, tiêu chí SMART trong KPI là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, đánh giá hiệu suất làm việc theo thời gian, được xây dựng dựa trên 5 yếu tố: 

  • S - Specific (Cụ thể): Giúp cụ thể, minh bạch hóa mục tiêu. Đồng thời, tránh nhầm lẫn, chệch hướng khi thực hiện mục tiêu.
  • M - Measurable (Đo lường): Giúp đo lường được chính xác tiến độ triển khai công việc, hoàn thành mục tiêu.
  • A - Achievable (Khả thi): Giúp thiết lập mục tiêu có kỳ vọng, thử thách nhưng không trở nên bất khả thi.
  • R - Relevant (Liên quan): Giúp liên kết các mục tiêu trong một “bức tranh” chung tổng thể.
  • T - Time-Bound (Giới hạn thời gian): Giúp tạo áp lực, cam kết đủ để hoàn thành mục tiêu đúng hạn.

2. Xây dựng tiêu chí SMART trong KPI như thế nào? 

Để xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART, phải trải qua 5 bước sau đây: 

Bước 1: Xây dựng bộ chỉ tiêu KPI cụ thể

Bước 2: Xây dựng chỉ số KPI gắn với các yếu tố đo lường

Bước 3: Đánh giá tính khả thi của KPI

Bước 4: Đánh giá tính liên quan của KPI

Bước 5: Gắn chỉ số KPI với giới hạn thời gian

Trong bài viết hôm nay, chúng ta được tìm hiểu tiêu chí Smart trong KPI là gì và cách xây dựng KPI theo nguyên tắc Smart. Khi kết hợp KPI với Smart, doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu phù hợp hơn để hướng nhân viên theo đúng mục tiêu. Hơn thế, Smart KPI còn hạn chế được các rủi ro, thực tế hơn mà vẫn có thể thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

"Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh". BSC sẽ là công cụ quản trị tốt nếu doanh nghiệp áp dụng đúng cách. Vậy cùng tìm hiểu cách sử dụng BSC nhé!

1. Kiểm soát các dữ liệu trong mô hình BSC

Đầu tiên, doanh nghiệp nên xác định rõ chiến lược và đặt nó lên một trang giấy. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tư duy về cách đặt những dữ liệu của doanh nghiệp vào BSC. Có thể tham khảo quy trình đặt dữ liệu vào BSC như sau: 

- Giới hạn số lượng các yếu tố mục tiêu trong BSC, khoảng 10 - 15 mục tiêu cho toàn bộ 4 thước đo. 

- Chuẩn bị sẵn những câu hỏi cho từng yếu tố mục tiêu trước mỗi cuộc họp. 

- Tổng hợp tài liệu cho tất cả các yếu tố mục tiêu cùng các câu hỏi và gửi tới nhân viên 1 - 2 ngày trước ngày diễn ra cuộc họp. 

- Đưa ra và ghi lại quyết định trong các cuộc họp đánh giá chiến lược kinh doanh. 

2. Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Tiếp theo, bạn hãy sử dụng các hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc để đánh dấu các yếu tố mục tiêu khác nhau. Ví dụ: 

- Màu đỏ: yếu tố mục tiêu cần bổ sung thêm tài nguyên hoặc sự hỗ trợ từ bên ngoài để mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo. 

- Màu vàng: yếu tố mục tiêu gần như đã đi đúng định hướng hoặc gặp một chút trở ngại có thể tự xử lý. 

- Màu xanh: yếu tố mục tiêu đang đi đúng hướng đặt ra. 

3. Gắn KPI ứng với các yếu tố mục tiêu

Nếu BSC là công cụ quản lý chiến lược thì KPI chính là công cụ quản lý hiệu suất. Người quản trị thông thái sẽ lực chọn sử dụng đồng thời BSC và KPI trong doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi mục tiêu, hãy đặt ra các KPI tương ứng với nó. KPI càng sát với tình hình thực tế mà bạn đo lường và đánh giá thì hiệu quả càng cao. 

4. Kết nỗi các yếu tố mục tiêu

Cuối cùng, bạn sử dụng mũi tên 1 chiều để kết nối và thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Bạn có thể linh hoạt liên kết hai mục tiêu trong cùng thước đo, gom 2 mục tiêu lại thành một nguyên nhân của một mục tiêu khác hoặc một mục tiêu dẫn tới hai mục tiêu khác, ... Miễn là không mục tiêu nào đứng riêng lẻ. 


Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu cấu trúc của Thẻ điểm cân bằng (BSC) và mối quan hệ của 4 thước đo của BSC nhé!

1. Cấu trúc mô hình BSC

Câu trúc của BSC là gì? Mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả làm việc, năng suất hoạt động doanh nghiệp. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có sự liên kết và tác động lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đặt ra từ trước.

Trong đó, 4 thước đo chính là: 

+ Thước đo tài chính (Financial) 

+ Thước đo khách hàng (Customer) 

+ Thước đo quá trình hoạt động nội bộ (Internal Business Processes) 

+ Thước đo học tập và phát triển (Learning & Growth) 

2. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong Thẻ điểm cân bằng (BSC) 

Khi xây dựng BSC trong những ngày đầu, bốn thước đo hoàn toàn có thể hoạt động độc lập. Và doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ qua một số tiêu chí trong đó. Nhưng thực tế, chúng quan trọng ngang nhau và tác động lẫn nhau. 

Dựa trên mô hình, quy trình hoàn thiện các thước đo trong BSC được thực hiện từ dưới lên trên/từ trên xuống dưới. Hiểu đơn giản là mỗi thành phần trong mô hình được hoàn thiện bởi một hoặc nhiều mô hình trước đó. 

Ví dụ, một doanh nghiệp tập trung đào tạo nhân viên (thước đo học tập & phát triển) và hoạt động năng suất hơn (thước đo quá trình nội bộ). Nhờ nền tảng nội bộ vững chắc, doanh nghiệp tạo nên giá trị. Một khi khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng những sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì chắc chắn học sẽ mua. Đây chính là nguồn doanh thu và lợi nhuận rất lớn (thước đo tài chính). 

Hơn nữa, từng yếu tố mục tiêu trong 4 khía cạnh của BSC cũng có mối quan hệ nhân quả với nahu. Chẳng hạn trong thước đo tài chính, giảm chi phí và tăng doanh thu đều dẫn tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 

Thật vậy, KPI không chỉ là công cụ quản trị hiệu suất thông thường mà còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy cùng khám phá xem là gì nhé!

1. KPI giúp hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp

Đầu tiên, KPI giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra những bước hoạch định chiến lược sát nhất với con số hiện tại và kế hoạch phát triển trong tương lai. Nghĩa là KPI có thể đưa ra định hướng cho sản phẩm, dịch vụ sao cho đánh đúng tâm lý, nhu cầu tiêu dùng. 

Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khuyến khích nhân viên phát huy tối đa hiệu quả công việc, tạo sự liên kết bền chặt với các phòng ban. 

2. KPI ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

KPI là một phương pháp đo lường các mục tiêu. Vì thế, KPI sẽ cho bạn thấy bạn đang sai ở đâu và sau đó đưa ra quyết định có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn. 

Các chỉ tiêu KPI được thiết lập dựa theo những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Khi mỗi cá nhân hiểu rõ và có trách nhiệm với KPI của mình, thì họ cũng hướng tới việc thực thi mục tiêu kinh doanh chung của công ty.

3. KPI thúc đẩy sự phát triển của mỗi nhân viên

Nhờ đánh giá theo KPI, các phòng ban, bộ phận dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm, mà không cần chờ đến cuối tháng, cuối quý hay kết thúc dự án. Hơn nữa, bản thân nhân viên khi tự giám sát hiệu suất công việc của mình và có giải pháp khắc phục tức thời, thì cũng dễ dàng đạt được mục tiêu hơn. Điều này là vô cùng cần thiết cho sự phát triển cá nhân. 

4. KPI là cách thiết lập quản lý hiệu quả công việc

Một lợi ích khác của KPI là minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất. Nhờ KPI, bạn không chỉ nhìn thấy bản thân đang làm gì mà cả những người xung quanh/đồng nghiệp đang làm. Tất cả mọi người sẽ làm việc theo cùng một định hướng và mục tiêu. 

5. KPI cảnh báo nguy cơ không đạt mục tiêu trong doanh nghiệp

KPI là cơ sở để phân tích doanh nghiệp một cách chính xác dựa trên báo cáo, thống kế bằng con số. Qua đó, việc kiểm soát mục tiêu, chiến lược kinh doanh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Có thể thấy, KPI không chỉ là một con số mà điều quan trọng là phải hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá KPI. 

“BSC là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh”. Vậy BSC quan trọng như thế nào và lợi ích của nó là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. BSC là công cụ giúp lập kế hoạch tốt hơn

Lợi ích đầu tiên của Thẻ điểm cân bằng (BSC) đó là hoạch định chiến lược tốt hơn. Trong đó, BSC cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ để xây dựng và truyền đạt các chiến lược của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh được mô tả trong bản đồ chiến lược giúp các nhà quản lý, lãnh đạo có thể nhìn bao quát về nguyên nhân và kết quả giữa các chiến lược khác nhau. 

2. BSC là công cụ phối hợp các dự án và kế hoạch

Phương pháp BSC hỗ trợ tổ chức vạch ra mục tiêu chiến lược khác nhau cho các dự án và kế hoạch. Từ đó, đảm bảo các dự án, kế hoạch tập trung cùng nhau để đạt được mục tiêu chiến lược nhanh và hiệu quả nhất. Điều này giúp các doanh nghiệp định hướng và phát triển theo đúng phương hướng, mục tiêu ban đầu đặt ra. Quan trọng là không đi lệch hướng hoặc lập kế hoạch quá sức với khả năng và điều kiện. 

3. BSC là công cụ giúp cải thiện báo cáo hiệu suất

BSC cũng được sử dụng để hướng dẫn thiết kế các báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Qua đó đảm bảo rằng các báo cáo quản lý tập trung vào vấn đề chiến lược quan trọng nhất. Hơn thế, công ty dễ dàng giám sát việc thực hiện các kế hoạch đặt ra. 

4. BSC là công cụ quản lý thông tin tốt

Thẻ điểm cân bằng (BSC) giúp tổ chức thiết kế các chỉ số hiệu suất chính cho những mục tiêu chiến lược khác nhau. Mục đích là đảm bảo công ty đang đo lường những gì thực sự quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, các công ty ứng dụng BSC có xu hướng báo cáo thông tin quản lý chất lượng cao hơn và ra quyết định tốt hơn.

5. BSC là công cụ hỗ trợ tổ chức và điều phối

Cuối cùng, BSC hỗ trợ các công ty điều chỉnh cơ cấu bộ máy sao cho phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra. Để thực hiện tốt kế hoạch, doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả các đơn vị, phòng ban, nguồn lực kinh doanh và các chức năng hỗ trợ đều làm việc hướng tới mục tiêu chung. 

Đây là những lợi ích cơ bản của BSC trong doanh nghiệp. Bạn có ấn tượng với công cụ này không? Chia sẻ với chúng tôi nhé!


Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

Phương pháp BSC (Thẻ điểm cân bằng) là một hệ thống được phát triển để giúp tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh. Vậy ứng dụng BSC trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Kiểm soát các dự liệu cần thiết chặt chẽ

Bước đầu tiên là xác định rõ chiến lược và đưa nó vào một nền tảng tập trung. Nhờ vậy, bạn có thể xác định một tập hợp các thước đo những người liên quan và biết họ đang làm như thế nào. 

Cụ thể như sau: 

a, Giới hạn số lượng phương pháp BSC để có thể quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. 10 - 15 chiến lược là con số phù hợp để có thể tập trung các chiến lược một cách tốt nhất. 

b, Chuẩn bị trước các câu hỏi về yếu tố, mục tiêu trước khi tham gia cuộc họp. 

c, Gửi tài liệu và trả lời các câu hỏi đã đặt ra trước 1-2 ngày tại các cuộc họp và nhắc nhở mọi người đọc và hiểu trước khi cuộc họp diễn ra. 

d, Đưa ra các quyết định để đánh giá chiến lược, ghi chép lại những quyết định đó và yêu cầu mọi người thực hiện về những quyết định đã được đưa ra. Bên cạnh đó, theo dõi các mục hành động và các dấu mốc quan trọng của dự án. 

2. Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Để đo lường và đánh giá một mục tiêu có chính xác hay không, bạn nên sử dụng hệ thống ký hiệu với màu sắc khác nhau để đánh dấu các yếu tố quan trọng. Việc đánh giá cần thể hiện sự khách quan, chính xác. Nếu cần bạn có thể thành lập các hội đồng đánh giá riêng. 

3. Dựa theo KPI để đánh giá các mục tiêu định kỳ 

KPI được xem là một công cụ quản trị hiệu suất hiệu quả giúp bạn giao trách nhiệm cho nhân viên và là tiêu chí để đánh giá học đã làm đúng chiến lược hay chưa. 

Muốn đạt được hiệu quả tốt, hãy áp dụng BSC và KPI. Bạn có thể kiểm soát công việc và điều chỉnh hợp lý sao cho phù hợp. 

4. Kết nối các mục tiêu với nhau

Bước cuối cùng để ứng dụng BSC hiệu quả đó là kết nối các mục tiêu bằng mũi tên. Bởi hiệu quả sẽ cao hơn nếu gắn với mục tiêu nào đó. 

Trên đây là ứng dụng của BSC trong doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về Thẻ điểm cân bằng (BSC) - một công cụ quản trị phổ biến hiện nay.