Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Hệ thống lương 3P là mô hình trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3). Bạn có biết lợi ích của hệ thống lương 3P? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm này nhé! 

1. Đảm bảo sự công bằng

Lương 3P giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, thiên vị hay quan hệ cá nhân. Qua đó, người lao động cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra, cảm thấy yên tâm trong quá trình làm việc và năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, lương 3P còn giúp triệt tiêu ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố tuổi tác kinh nghiệm. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh, bất kỳ ai, tuổi nào đều cố gắng làm việc và nâng cao công việc.

2. Cân bằng năng lực cạnh tranh thị trường

Nhiều doanh nghiệp, công ty sử dụng hệ thống lương 3P tạo ra xu thế và quy chuẩn chung cho việc tính lương công bằng. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của người lao động, xứng đáng với chi phí sức lao động nhân viên bỏ ra trên mặt bằng chung.

3. Hoàn thiện hệ thống đánh giá thành tích KPI

Công tác đánh giá dựa trên kết quả công việc giúp công ty có điều kiện liên tục quan sát và hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá nhân viên KPI. Điều này không chỉ là cơ sở trả lương cho sự kết quả chặt chẽ với công việc đạt được mục tiêu chiến lược công ty đề ra.

4. Động lực giúp mỗi cá nhân phát triển

Performance là trả lương theo kết quả, thành tích công việc đạt được. Trong đó, khuyến khích người lao động chú trọng đến chất lượng công việc, giảm rủi ro, sản phẩm bị lỗi hay hoạt động nào gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, góp phần tăng năng suất của tổ chức, đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

5. Cơ sở cho công tác tuyển dụng và đào tạo

Person trong hệ thống lương 3P là trả lương theo năng lực cá nhân. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp thường xây dựng một quy chuẩn về khung năng lực hay dựa theo tiêu chuẩn năng lực của từng vị trí.

Lời kết: Có thể nói lương 3P mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin này bạn sẽ hiểu hơn về mô hình trả lương thú vị này nhé!


Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là công cụ quản trị được các nhà lãnh đạo ứng dụng để cụ thể hóa và thực hiện ước mơ của mình. Vậy BSC là gì và cấu trúc của BSC là như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Thước đo khách hàng

Thẻ điểm cân bằng (BSC) trong khía cạnh này dùng để đo lường thông qua việc giám sát mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Cụ thể: kiểm tra xem liệu các hoạt động có đáp ứng nhu cầu của khách hàng đòi hỏi hay không?, số lượng khách hàng mới là bao nhiêu, mức độ hứng thú của họ với sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào?, …

2. Thước đo tài chính 

Với thước đo tài chính, thẻ điểm cân bằng (BSC) giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả liên quan tới tài chính. Tài chính bao gồm lợi nhuận, tăng trưởng, nợ, vốn, dòng tiền hoạt động, hệ số vòng quay hàng tồn kho, … Tài chính là nhân tố dễ nhất để đánh giá hiệu quả của chiến lược và là mảnh ghép quan trọng trong công cụ BSC.

3. Thước đo quá trình nội bộ 

Hiểu đơn giản, thước đo này giúp đo lường chỉ số trong quá trình trọng tâm trong doanh nghiệp. Chẳng hạn hiệu suất, tỷ lệ sai sót, thời gian chu trình, … Bên cạnh đó, khía cạnh quá trình nội bộ còn bao gồm năng lực hoạt động, thời gian phản hồi đơn hàng, thay đổi kỹ thuật, …

4. Thước đo học tập và phát triển 

Thước đo học tập và phát triển là cách doanh nghiệp sử dụng các tri thức của nhân viên để đạt được hiệu quả như mong muốn. Khía cạnh này là lợi thế để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Thước đo dựa trên thẻ điểm BSC chính là nền tảng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.

Lời kết: BSC (Balanced Scorecard) hay Thẻ điểm cân bằng/Bảng điểm cân bằng là công cụ giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu, chiến lược của mình. Do đó, BSC vừa là một hệ thống quản lý, vừa là một hệ thống đo lường và là một công cụ trao đổi thông tin.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

Chắc hẳn bạn cũng từng nghe về KPI vì nó đã quá phổ biến trong doanh nghiệp. Thế nhưng KPI là gì và cấp độ KPI như thế nào thì không phải ai cũng hiểu hết. Vậy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

1. KPI là gì? Cách xác định chỉ số KPI

"KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất, hiệu quả công việc. Hiểu đơn giản đây là công cụ đo lường chất lượng công việc qua các chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ, số liệu cụ thể theo thời gian". 

Từ định nghĩa này, quá trình tạo ra KPI phải gắn liền với một mong muốn trong khoảng thời gian cụ thể của doanh nghiệp. Các câu hỏi để xác định chỉ số KPI chẳng hạn như: 

+ Công ty mong muốn có kết quả gì? Tại sao? 

+ Cách thức đo lường và tác động đến quá trình đạt được kết quả đó là gì? 

+ Ai là người sẽ chịu trách nhiệm? 

+ ... 

2. Tìm hiểu 3 cấp độ KPI trong doanh nghiệp 

2.1 KPI công ty 

Chỉ số KPI ở cấp công ty tập trung vào "bức tranh" tổng thể và hiệu suất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Vì vậy, KPI công ty là bộ KPI cấp cao, hướng tới mục tiêu chung và mang tính chiến lược. 

Để xây dựng KPI này, không chỉ cần một tầm nhìn bao quát, các CEO cũng phải có cái nhìn chi tiết, xuất phát từ các khía cạnh và vấn đề trong doanh nghiệp. Nếu đi quá rộng hay chung chung, KPI sẽ không thể nào được đo lường một cách chính xác và sát với tình hình thực tiễn. 

2.2 KPI phòng ban

Một doanh nghiệp có nhiều phòng ban khác nhau như kinh doanh, nhân sự, kỹ thuật, marketing, ... với tính chất công việc riêng biệt. Do đó, mỗi phòng ban này sẽ xây dựng và triển khai bộ chỉ tiêu KPI không giống nhau. 

2.3 KPI cá nhân

Có thể nói, KPI cá nhân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào KPI phòng ban. Đây sẽ là chỉ số KPI cụ thể để trực tiếp đo lường hiệu quả công việc, tiến độ của nhân viên trong doanh nghiệp. 

Lời kết: Trên đây là KPI và 3 cấp độ KPI thường gặp trong doanh nghiệp. Để tối ưu hiệu quả hoạt động, hãy sử dụng KPI một cách thông minh nhé!

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

Với 4 thước đo tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập & phát triển, Thẻ điểm cân bằng (BSC) đã tạo nên hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu rõ hơn về thước đo khách hàng (Customer). 

Thước đo khách hàng (Customer) 

Sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Tại sao vậy? Bởi chính họ là người sẽ tạo nên doanh thu của cả hiện tại và tương lai cho tổ chức. Thước đo này trong cấu trúc BSC sẽ trả lời câu hỏi: khách hàng đang cảm thấy doanh nghiệp như thế nào? Từ đây, có thể dễ dàng đưa ra các mục tiêu và kế hoạch thực hiện tập trung vào độ hài lòng của khách hàng. 

Để có được nhận định chính xác về quan điểm đánh giá của khách hàng, doanh nhiệp có thẻ dựa vào bộ khung câu hỏi dưới đây: 

+ Đó đúng là tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? 

+ Họ có cảm thấy thích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không? 

+ % phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu? 

+ Trong phản hồi, ý kiến có bao nhiêu % tích cực và % tiêu cực? 

+ Họ có so sánh giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh không? Họ so sánh như thế nào (dưa vào yếu tố nào)? 

Bên cạnh thước đo khách hàng, cấu trúc BSC còn có 3 thước đo khác là thước đo tài chính, thước đo quy trình nội bộ và thước đo học tập & phát triển. Khi xây dựng BSC, 4 thước đo này đều quan trọng như nhau và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. 

Ngoài ra, từng yếu tố trong 4 thước đo cũng có mối quan hệ nhân quả. Chẳng hạn, trong thước đo tài chính, giảm chi chí và tăng doanh thu dẫn tới mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận. 


Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

 Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp tiếp cận với Thẻ điểm cân bằng (BSC) có xu hướng hoạt động tốt hơn các tổ chức không tiếp cận quản trị chiến lược hiệu suất. Do đó, có thể thấy BSC mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. 

1. BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn 

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là mô hình giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tốt hơn. BSC cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ để xây dựng và truyền đạt các chiến lược trong doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh được mô tả trong bản đồ chiến lược giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân và kết quả giữa các chiến lược khác nhau.

Vậy nên, BSC giúp nhà lãnh ddaoh thiết lập kế hoạch chiến lược bài bản và chuyên nghiệp với các mục tiêu kinh doanh cụ thể. 

2. BSC giúp phối hợp các dự án và kế hoạch tốt hơn 

Lợi ích nổi bật của BSC đó là giúp các nhóm, bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp tốt hơn trong quá trình triển khai dự án. Để tăng cường hiệu quả tương tác, ban lãnh đạo có thể sử dụng mô hình này để gia tăng sự phối hợp của các nhóm, phòng ban hoặc toàn bộ tổ chức. 

3. BSC giúp tổ chức và điều phối tốt hơn

Trong một doanh nghiệp, việc tổ chức và điều phối nhân lực, tài chính, thời gian, … cho các chiến lược kinh doanh là điều cần thiết. Điều này giúp tăng hiệu suất, giảm rủi ro và tiết kiệm tối đa nguồn lực. BSC hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu bộ máy phù hợp nhất với mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra. 

4. BSC giúp cải thiện giao tiếp và quá trình triển khai chiến lược kinh doanh

Cải thiện giao tiếp và thực thi chiến lược chính là ưu điểm nổi bật của Thẻ điểm cân bằng (BSC). Mô hình BSC mang đến cái nhìn về chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền đạt nội dung chiến lược kinh doanh bên trong và bên ngoài.

5. BSC giúp cải thiện báo cáo hiệu suất

Bên cạnh đó, thẻ điểm cân bằng (BSC) còn được sử dụng để hướng dẫn thiết lập các báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Điều này đảm bảo rằng các báo cáo quản lý tập trung vào vấn đề chiến lược quan trọng. Đồng thời, giúp công ty giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra.

6.  BSC giúp quản lý thông tin tốt hơn

Cuối cùng, lợi ích khi áp dụng Thẻ điểm cân bằng chính là quản lý và xử lý thông tin chính xác hơn. Các dữ liệu thông tin mang tính sống còn phải được lưu trữ và phân tích tối ưu nhất.

Trên đây là những lợi ích của Thẻ điểm cân bằng (BSC). Mong rằng với những chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về BSC - một công cụ quản trị hữu ích trong doanh nghiệp. 

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

BSC là công cụ quản trị nổi tiếng thế giới với vố sô sách và tài liệu tham khảo khác nhau. Thế nhưng đâu là sách về BSC hay nên đọc?

1. Thẻ điểm cân bằng: Biến chiến lược thành hành động - Tác giả: Robert S. Kaplan, David P. Norton

Với "Thẻ điểm cân bằng: Biến chiến lược thành hành động", bạn sẽ được tiếp cận bản gốc về Thẻ điểm cân bằng từ chính hai người khai sinh ra nói, đó là Robert S. Kaplan và David P. Norton.

12 chương và phụ lục hướng dẫn cách thức xây dựng BSC. Cuốn sách trình bày một cách hệ thống quan điểm, mục đích và tầm quan trọng của việc sử dụng các thước đo để quản lý chiến lược kinh doanh.

2. Bản đồ chiến lược - Tác giả: Robert S. Kaplan, David P. Norton

Bản đồ chiến lược là một phần không thể thiếu trong BSC. Đó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để kết nối/đồng bộ công việc hằng ngày của từng thành viên với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược chung của tổ chức,doanh nghiệp.

Cuốn sách về BSC này sẽ cung cấp mối liên kết hiện còn thiếu giữa việc hoạch định và triển khai chiến lược. Đồng thời, đây cũng là một cẩm nang mô tả, đo lường và kết nối các tài sản vô hình để có được hiệu quả hoạt động hiệu quả.

3. 9 bước triển khai Balanced Scorecard - Tác giả: Howard Rohm, David Wilsey, Gail Stout Perry, Dan Montgomery

"9 bước triển khai Balanced Scorecard” chính là phương pháp độc quyền của Balanced Scorecard Institute (là tổ chức đào tạo và tư vấn hàng đầu thế giới chuyên sâu về quản trị chiến lược và xây dựng hệ thống quản lý). Với quyển sách này, các doanh nghiệp có thể đơn giản hóa việc hoạch địch chiến lược và xây dựng hệ thống quản lý theo Thẻ điểm cân bằng (BSC). 


Thực ra, cuốn sách chỉ viết lại cách làm của Kaplan và Norton và gần như không có gì khác. Điểm khác là sách chi tiết và có hình minh họa để dễ hiểu hơn.

4. Thực thi xuất sắc - Tác giả: Robert S. Kaplan, David P. Norton

Dựa trên những nghiên cứu và phân tích chuyên sâu, tác giả đưa ra một hệ thống đa tầng cho phép bạn đạt được những lợi ích có thể đo lường từ chiến lược kinh doanh được xây dựng cẩn thận của mình. Cuốn sách về BSC này sẽ hướng dẫn cách phát triển chiến lược hiệu quả, lập kế hoạch thực hiện chiến lược, …

5. Blog Nhân sự (Quyển 5) - Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

“Blog Nhân sự” quyển 5 được xuất bản với tên “Tái tạo Nhân sự - Nâng cấp hệ thống Quản trị hiệu suất tổ chức theo BSC và KPI”. Đây là quyển sách được viết dưới dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết được viết ra sẽ phải làm sao cho người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó.

Làm sao để “tái tạo hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp BSC mix JD - KPI”? Sách về BSC này sẽ giải đáp vấn đề này. 


Lời kết: Trên đây là 5 cuốn sách về BSC hay mà bạn nên đọc. Đây không chỉ là những chỉ dẫn khá tốt trên hành trình xây dựng BSC mà còn là những trải nghiệm giúp bạn ít gặp sai lầm nhất có thể trong quá trình tìm hiểu Thẻ điểm cân bằng (BSC). 


Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

BSC được biết đến là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh. Vậy BSC sử dụng làm gì và doanh nghiệp nào nên áp dụng BSC? 

1. BSC được sử dụng làm gì? 

Thứ nhất, BSC là công cụ truyền thông chiến lược và BSC là một hệ thống đánh giá kết quả định kỳ để rút kinh nghiệm và cải tiến chiến lược.

Thứ hai, BSC là một hệ thống quản lý chiến lược. Theo đó, BSC sẽ cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu và chương trình hành động. BSC cũng phát triển các mục tiêu được liên kết chặt chẽ từ công ty đến bộ phận và cá nhân. Bên cạnh đó, Thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp xác định và tập trung vào đo lường, cải thiện những nhân tố quyết định đến hiệu quả của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.

2. Doanh nghiệp nào nên áp dụng BSC? 

2.1 Doanh nghiệp sản xuất hoạt động với quy mô vừa và lớn

Hệ thống các phòng, ban cùng các dây chuyền sản xuất lớn chính là lý do những doanh nghiệp này nên áp dụng BSC. Thẻ điểm cân bằng (BSC) sẽ được sử dụng theo từng phòng ban và xuyên suốt toàn công ty. Điều này giúp ban lãnh đạo và các nhân viên hình dung rõ hơn về các mục tiêu sắp tới (trong tương lai) của doanh nghiệp.

2.2 Doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề

Bởi vì hoạt động ở nhiều lĩnh vực nên đôi khi doanh nghiệp sẽ thiếu sự bao quát. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp đầu tư và thực hiện mục tiêu một cách dàn trải. Vì vậy, BSC sẽ là cầu nối tập trung lại các kế hoạch mục tiêu và sắp xếp thứ tự thực hiện chúng một cách hợp lý nhất.

2.3 Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vốn nhà nước thường có quy mô lớn nên việc sử dụng BSC là cần thiết và phù hợp. 

2.4 Tổ chức phi lợi nhuận

Đây là dạng đơn vị điển hình khi áp dụng Thẻ điểm BSC. Do mục tiêu của tổ chức hướng tới là các thành tựu ngoài lợi nhuận nên các khía cạnh của BSC như khách hàng, đào tạo, phúc lợi, … sẽ được phát huy một cách tối ưu nhất. 

Lời kết: BSC như một công cụ quản trị hữu ích trong doanh nghiệp. Và BSC chỉ nên áp dụng trong một số doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, doanh nghiệp đa ngành nghề, ... 


Có thể nói, KPI là công cụ đo lường, điều chỉnh giúp cho quá trình quản lý, vận hành của doanh nghiệp hiệu quả. Dưới đây là 5 cuốn sách hay về KPI mà bạn nên tham khảo nếu đang tìm hiểu về KPI nhé!

1. KPI: Thước đo mục tiêu trọng yếu - Tác giả: David Parmenter 

Làm thế nào để sử dụng các thước đo mục tiêu một cách hiệu quả? “KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu” chính là cuốn sách về KPI sẽ cung cấp công cụ và phương pháp để xây dựng hệ thống KPI hiệu quả dành cho mọi cá nhân, bộ phận và tổ chức.

2. KPI: Chỉ số đo lường hiệu suất (2013) - Tác giả: David Parmenter

Cuốn sách giúp giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án chỉ số hiệu suất cốt yếu/ BSC với đối tượng chính là nhóm dự án, ban quản trị cấp cao, các chuyên gia tư vấn ngoài tổ chức và các điều phối viên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thành công cho dự án.

3. KPI: Công cụ quản lý nhân sự hiệu quả - Tác giả: Ryuichiro Nakao 

Trong doanh nghiệp, nếu nhân viên có hứng thú với KPI thì sẽ giúp gia tăng nội dung có thể quyết định được ở thực địa. Hiểu đơn giản, tổ chức sẽ linh hoạt và chủ động hơn. Nhờ đó, có thể đẩy nhanh tốc độ thực hiện công việc một cách hiệu quả.


Trong cuốn sách này, tác giả chia sẻ cùng bạn đọc phương pháp quản trị KPI có thể áp dụng chủ nghĩa thực tế triệt để, khác hẳn với KPI vốn chỉ đơn giản và vừa theo dõi các con số, vừa vận hành kinh doanh. 

4. Blog Nhân Sự (Quyển 5) - Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

“Blog Nhân sự” quyển 5 sẽ được xuất bản với tên “Tái tạo Nhân sự - Nâng cấp hệ thống Quản trị hiệu suất tổ chức theo BSC và KPI”. Đây là quyển sách được viết thành dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết được viết ra sẽ phải làm sao cho người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó.


Làm sao để “tái tạo hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp BSC mix JD - KPI”? Sách về KPI này sẽ trả lời câu hỏi này. 

5. 100+ chỉ số xây dựng KPI cho doanh nghiệp - Tác giả: Globis, Tsyoshi Shimada

“100+ Chỉ số xây dựng KPI cho doanh nghiệp” là phiên bản đầy đủ, chi tiết và thực tế nhất về tất cả mọi chỉ số cần có để xây dựng KPI cho doanh nghiệp. Cuốn sách về KPI sẽ gồm 2 phần chính. Phần 1 đưa ra khái quát về KPI và những câu chuyện thực tế về KPI mà bất kỳ doanh nghiệp Châu Á nào cũng từng gặp phải. Và phần 2 sẽ đưa ra chi tiết cách xây dựng, triển khai, đo lường và điều chỉnh KPI cho từng phòng ban của công ty.

Lời kết: Trên đây là những cuốn sách về KPI hay mà bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn định xây dựng KPI trong doanh nghiệp thì tham khảo toplist này nhé!


Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

 BSC & KPI là công cụ quản trị không còn xa lạ với những người làm kinh doanh và nhân sự. Từng thành viên trong tổ chức đều phần nào “gắn bó” với BSC và KPI. Vậy tại sao chúng lại quan trọng trong doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu BSC là gì và KPI là gì? 

BSC hay Balanced Scorecard là Thẻ điểm cân bằng. BSC đơn giản là cách thức quản trị và lên kế hoạch chiến lược được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp, … để định hướng các mục tiêu, hành động theo tầm nhìn và chiến lược đã định.

Bên cạnh đó, BSC còn được dùng để theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra. Đồng thời, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài. BSC cũng giúp nhà quản lý, lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể xuống mỗi nhân viên.

KPI là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh - Key Performance Indicator. Thuật ngữ này nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc/chỉ số đo lường hiệu quả công việc của từng người. Nói cách khác, KPI giúp chiến lược của ban lãnh đạo được thực hiện theo đúng định hướng và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

2. Tại sao BSC và KPI quan trọng trong doanh nghiệp? 

Từ lâu, BSC KPI đã được biết đến là phương pháp và công cụ quản trị hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp trong việc hoạch định, triển khai chiến lược và quản trị hiệu suất công việc. 

Theo đó, BSC giúp nhà lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể tới từng thành viên. Và KPI sẽ đo lường hiệu quả công việc của từng người, từ đó, lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và đinh hướng công việc phù hợp với nhân viên. 

Hiểu nhân viên và đưa được mong muốn của mình tới gần nhân viên sẽ giúp chiến lược của ban lãnh đạo được thực hiện theo đúng định hướng và mục tiêu đã định. Ngoài ra, KPI cũng có thể cho bạn nhìn thấy trước được kết quả nên các quyết định sẽ dễ dàng và nhanh chóng được đưa ra hơn.

Lời kết: Có thể thấy, BSC và KPI đang trở thành "mảnh ghép" không thể thiếu trong doanh nghiệp. Đây đều là hai công cụ hữu ích và hỗ trợ sự phát triển của tổ chức. 


 Bạn đang băn khoăn: “Hiện công ty em đang làm gần như chưa có hệ thống quản trị nhân sự: từ những thứ cơ bản như mô tả công việc của từng người, chức năng của từng bộ phận, … Em rất muốn xây dựng hệ thống quản trị nhân sự của công ty, nhất là hệ thống lương 3P”.

Đừng lo nếu bạn đang gặp vấn đề trên. Thực ra xây dựng lương 3P không hề khó và cao siêu như bạn nghĩ. Khóa học lương 3P online chính là giải pháp cho bạn đấy!

1. Khóa học lương 3P dành cho ai? 

Khóa học lương 3P online dành cho: 

- Bạn là chủ doanh nghiệp đã chán ngấy với việc phụ thuộc vào các HR

- Bạn là HR được/bị xây hệ thống lương 3P

- Đơn giản là bạn muốn làm HR …

2. Nội dung khóa học lương 3P online

Nội dung khóa học lương 3P online bao gồm lý thuyết và hướng dẫn Hệ thống lương 3P trên file mẫu theo mô hình (thực hành):

>> Sản phẩm bạn nhận được sau khi học:

a. Bản đồ chiến lược

b. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ tổ chức, Ma trận chứng năng, Ma trận phối hợp, Cơ cấu chức năng của 1 bộ phận, Mô tả công việc của 1 vị trí TP, Mô tả công việc của 1 vị trí nhân viên

c. Hệ thống đánh giá giá trị công việc: Bảng điểm giá trị công việc, Thang lương

d. Hệ thống quản trị hiệu suất: KPi của CEO, KPI của trưởng bộ phận: 1 phòng, KPI của 1 vị trí nhân viên bất kỳ, Chính sách thúc đẩy KPI

e. Hệ thống quản trị năng lực: Bảng định nghĩa giá trị cốt lõi, Khung năng lực chiến lược, Khung năng lực của 1 vị trí trưởng phòng, Khung năng lực của 1 vị trí Nhân viên

f. Hệ thống đãi ngộ: Chính sách lương 3P

3. Điểm đặc biệt của khóa học lương 3P 

Khóa học lương 3P được giảng dạy theo phương pháp “TỪNG - BƯỚC - MỘT”, phù hợp với khả năng mỗi người. Khóa học kết hợp lý thuyết và thực hành (thực hành chiếm thời lượng chính) nên không hề gây nhàm chán trong quá trình học. 

Hơn nữa, mỗi 1 lớp học là 1 tình huống và có bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu tình huống. Sản phẩm của tất cả tình huống sẽ được gửi cho toàn bộ học viên không phân biệt lớp hay thế hệ (khóa) nào. Sau mỗi buổi học tình huống, video sẽ up lên hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe và xem lại (nếu cần).

Trên đây là thông tin về khóa học lương 3P online chất lượng mà bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng và triển khai lương 3P thì nên tham khảo khóa học này nhé!


Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

 Thời gian gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng hệ thống BSC/KPI và đòi hỏi những chuyên gia thực thụ. Vậy làm thế nào để trở thành chuyên gia BSC/KPI? 

1. Ứng dụng BSC/KPI là điều tất yếu

Trong thời kỳ kinh tế đầy biến động như hiện nay, gia tăng doanh thu hay lợi nhuận chưa hẳn là tốt. Đôi khi chỉ số tài chính chỉ mang tính ngắn hạn và không phản ánh được chiến lược của doanh nghiệp. Thay vào đó, tính cân bằng và sự phát triển bền vững sẽ là những tiêu chí hàng đầu cần quan tâm. Vậy nên, việc ứng dụng BSC/KPIs gần như trở thành xu thế.

Trong khảo sát của Vietnam Report, số lượng doanh nghiệp có kế hoạch ứng dụng BSC tại Việt Nam là không hề nhỏ. Mặc dù vậy, việc ứng dụng BSC vào thực tiễn đòi hỏi chuyên môn, bài bản, nghiêm túc và quá trình lâu dài. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lựa chọn mời chuyên gia tư vấn.

Thế nhưng, bởi sự khan hiếm về số lượng chuyên gia có kinh nghiệm cũng như phương pháp luận để triển khai hiệu quả, chi phí cho việc mời chuyên gia cố vấn cũng tương đối nhiều. Và giải pháp cho bài toán này một cách hiệu quả và tiết kiệm là sở hữu những chuyên gia BSC và KPI nội bộ.

Vậy làm sao để trở thành chuyên gia BSC&KPIs nội bộ? Hãy thử tham gia một khóa học BSC & KPI. Và HrShare và GSA Academy sẵn sàng đồng hành cũng bạn!

2. Khóa học BSC KPI Nguyễn Hùng Cường

Khóa học BSC KPI áp dụng phương pháp “TỪNG - BƯỚC - MỘT” dễ hiểu. Bên cạnh đó, lớp học sẽ kết hợp lý thuyết và thực hành, mỗi một khóa học là một mô hình giả định khác nhau. Cuối mỗi buổi thực hành đều có video quay lại up lên Hocviennhansu.edubit.vn để học viên xem, nghe lại.

Lời kết: Khóa học BSC KPI của chuyên gia Nguyễn Hùng Cường chính là giải pháp nếu bạn đang băn khoăn về quá trình xây dựng và triển khai hai công cụ này. Biết đâu bạn sẽ trở thành chuyên gia BSC/KPI thì sao? 

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

BSC là công cụ quản trị hiệu suất hàng đầu hiện nay. Vậy ứng dụng Thẻ điểm cân bằng như thế nào để có thể phát triển hơn trong doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu nhé! 

1. Kiểm soát các dữ liệu cần thiết

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề quá tải dữ liệu. Vậy nên, bước đầu tiên là cần xác định rõ chiến lược và đưa nó vào một nền tảng tập trung. Nhờ thế, nhà quản trị có thể xác định được một tập hợp các thước đo cho những người liên quan và biết họ đang làm như thế nào.

2. Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu 

Để đo lường và đánh giá mục tiêu chính xác, bạn có thể sử dụng hệ thống ký hiệu với nhiều sắc màu khác nhau để đánh dấu các yếu tố mục tiêu. 


Ví dụ: 

+ Màu xanh lục có nghĩa là mọi thứ đang đi đúng hướng - mục tiêu đã đưa ra.

+ Màu vàng có nghĩa là mục tiêu hoặc thước đo sắp đi đúng quỹ đạo hoặc có thể tự điều chỉnh.

+ Màu đỏ có ý nghĩa là một thước đo mục tiêu cần được trợ giúp thêm hoặc một số nguồn lực bên ngoài được phân bổ để đưa mọi thứ đi đúng hướng.

3. Dựa theo KPI để đánh giá định kỳ các mục tiêu 

Muốn đạt hiệu quả tốt, hãy thử áp dụng BSC và KPI. Tùy theo các yếu tố mục tiêu mà doanh nghiệp có thể đặt KPI khác nhau. Qua đó, người lãnh đạo có thể kiểm soát tốt công việc và điều chỉnh hợp lý.

4. Kết nối các mục tiêu 

Với chiến lược và kế hoạch đã đề ra, bạn sử dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC) để đo lường. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu chúng gắn với mục tiêu nào đó. Do đó, doanh nghiệp nên giao nhiệm vụ kèm KPI cho từng nhân viên. Cuối cùng là kết nối các mục tiêu với nhau bằng mũi tên để đo lường chính xác nhất.


Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

 Bạn đang cần tìm một khóa học nhân sự online ở Hà Nội để cải thiện và nâng cao kiến thức. Vậy hãy tham khảo ngay 3 khóa học dưới đây của HrShare và GSA Academy nhé!

1. Giải mã Nghề nhân sự

Cộng đồng nhân sự Việt Nam (HRs Community) đã cùng những chuyên gia nghiên cứu, đào tạo nhân sự, quản lý doanh nghiệp tổ chức dự án “Giải mã Nghề nhân sự” phi lợi nhuận để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi về lĩnh vực quản trị nhân sự.

Khóa học nhân sự online ở Hà Nội này sẽ phù hợp với những người mới “chân ướt chân ráo” vào nghề, mới “đá sân” sang vị trí HR hay những HR muốn có cái nhìn mới về công việc của mình. 

2. Khóa học xây dựng và triển khai BSC&KPI 

Đây là khóa học được thiết kế bởi blogger/chuyên gia tư vấn tái tạo Hệ thống Quản trị Nhân sự Nguyễn Hùng Cường. Điều khác biệt của khóa học là áp dụng phương thức “TỪNG - BƯỚC - MỘT” nên dù bạn là bất kỳ ai cũng có thể làm BSC và KPI chuyên nghiệp. 

Lớp học kết hợp lý thuyết và thực hành, mỗi một khóa học là một mô hình giả định khác nhau. Hơn thế, cuối mỗi buổi thực hành đều có video quay lại up lên Hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe lại.

3. Khóa học xây dựng và triển khai hệ thống lương 3P 

Bạn đang băn khoăn không biết xây dựng hệ thống lương 3P phải bắt đầu như thế nào, làm thế nào? Các khóa học nhân sự online ở Hà Nội về hệ thống lương 3P của HrShare Community và GSA Academy sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này. 

Bạn tham gia lớp học cũng giống như được tham gia các buổi tư vấn của huấn luyện viên. Mỗi một khóa học sẽ là một mô hình giả định khác nhau, bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu tình huống. Hơn nữa là khi tình huống diễn ra, huấn luyện viên sẽ dừng tình huống và chia sẻ lý thuyết cũng như kinh nghiệm tại sao lại làm vậy.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

Sinh viên mới ra trường hay người mới chuyển sang vị trí HR nên đọc sách gì? Cùng tham khảo "Blog Nhân sự" quyển 1, quyển 2 và những sách nhân sự khác nhé! 

1. Blog Nhân sự (Quyển 1 và Quyển 2) - Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

Sách nhân sự quyển 1 và 2 là tập hợp những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên blognhansu.net. Quyển 1 dành cho các bạn sinh viên nhân sự mới ra trường và Quyển 2 dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí Hr.

Đây sẽ là những chỉ dẫn khá tốt dành cho mọi người khi đặt câu hỏi muốn tiếp cận nghề như thế nào. Mặc dù, sách viết về chủ đề học thuật nhưng cả 2 quyển được diễn giải theo dạng nhật ký. Cho nên dễ hiểu, dễ đọc và dễ áp dụng.

Quyển sách nhân sự này còn phù hợp với những người muốn nhìn lại con đường nghề, đánh giá lại bản thân và tìm ra những thủ thuật mới, cái nhìn mới khi tiến hành những công việc đã thân thuộc với mình. Do đó, đọc “Blog Nhân Sự” quyển 1 và quyển 2 để chiêm nghiệm là một lời khuyên dành cho tất cả những ai muốn gắn bó với 2 từ nhân sự.

2. Một số quyển sách khác cho người mới bắt đầu

2.1 Nguồn Nhân Lực Trong Thời Đại 4.0

Cuốn sách của Ravin Jesuthasan & John Boudreau sẽ phân tích bức tranh nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, hai vị tác giả không đi sâu vào câu hỏi “Những công việc nào sẽ bị thay thế bởi sự tự động hóa” mà đi tìm một phương thức linh hoạt, chính xác và có thể áp dụng được ngay để kết hợp tối ưu giữa con người và máy móc trong tổ chức.

2.2 Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo

Nếu bạn mơ ước trở thành nhà lãnh đạo tài ba, John C. Maxwell sẽ giúp bạn phát triển hình ảnh, sự ảnh hưởng, giá trị và những động lực cần có. Hãy làm giàu kiến thức về lãnh đạo của bạn với cuốn sách nhân sự “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”. Những nguyên tắc mà ông đưa ra sẽ mang đến những thay đổi tích cực trong công việc và cuộc sống của bạn đấy!

Lời kết: Nếu bạn đang tìm sách nhân sự khi bước vào ngành này thì đừng bỏ qua những quyển sách thú vị này nhé!

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

 "KPI giúp hoạch định chiếc lược cho doanh nghiệp?" Bạn có biết điều này, KPI nắm giữ vai trò quan trọng không chỉ là hoạch định chiếc lược. 

KPI giúp hoạch địch chiến lược của tổ chức

Dựa vào những báo cáo KPI, nhà quản lý dễ dàng đưa ra những bước hoạch định chiến lược sát nhất với con số hiện tại và kế hoạch phát triển trong thời gian sắp tới.

Hiểu đơn giản, KPI giúp định hướng sản phẩm, dịch vụ chính xác hơn và đánh đúng nhu cầu và tâm lý tiêu dùng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khuyến khích nhân viên phát huy tốt nhất hiệu quả công việc, tạo sự liên kết bền chặt với các phòng ban.

KPI giúp đo lường mục tiêu 

Hay bị nhầm lẫn là mục tiêu của công ty hay là mục tiêu chính, nhưng chỉ số KPI là một phương pháp đo lường các mục tiêu và chỉ tiêu. Chẳng hạn, nếu công ty đặt mục tiêu là thu được một số tiền nhất định từ việc bán những sản phẩm/dịch vụ mỗi tháng, KPI sẽ chỉ ra cách để đạt được mục tiêu này nhanh nhất. 

KPI tạo động lực phát triển cá nhân

Không phải dự án hay chiến dịch nào cũng đạt được kết quả như bạn kỳ vọng. Nhưng bằng cách giám sát hiệu quả theo KPI, doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường không ngừng học tập và tiến bộ cho mỗi cá nhân. 

Với việc đánh giá KPI, các phòng ban dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm mà không cần chờ đến cuối tháng, cuối quý hay kết thúc dự án.

KPI là cách để quản lý hiệu quả công việc

Có thể nói đây là lý do lớn nhất giải thích vì sao KPI lại quan trọng như vậy. Chỉ số KPI giúp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất. Bằng cách cho phép mỗi người nhìn thấy không chỉ những gì họ làm mà cả những gì mọi người xung quanh đang làm. Từ đó, tất cả mọi người đều đảm bảo làm việc theo đúng định hướng và mục tiêu đã đặt ra. 

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2023

 Quản trị con người luôn là câu chuyện nan giải khiến nhà lãnh đạo đau đầu. Vậy hãy cùng tìm hiểu về cách mà những nhà lãnh đạo, những công ty hàng đầu thế giới đã và đang thực hiện qua những cuốn sách về dùng người dưới đây nhé!

1. Vị Giám Đốc Một Phút (The New One Minute Manager) - Tác giả: Ken Blanchard, Spencer Johnson

“Vị Giám Đốc Một Phút” cho rằng muốn điều hành và quản lý công việc tốt, người lãnh đạo phải giúp nhân viên lập ra mục tiêu một phút. Đồng thời, phải luôn dành ra một phút khen ngợi những thành quả tốt của nhân viên để khích lệ tinh thần làm việc và một phút khiển trách đối với việc làm không đúng của nhân viên để giúp họ hiểu rõ trách nhiệm của mình và hoàn thiện bản thân.

2. Tứ Thư Lãnh Đạo: Thuật Quản Trị - Tác giả: Hòa Nhân

“Tứ Thư Lãnh Đạo” là bộ bí kíp dành cho những nhà lãnh đạo, quản lý và dành cho những ai muốn trở thành lãnh đạo. Bộ sách được chia thành 4 tập gồm thuật lãnh đạo, thuật quản trị, thuật dụng ngôn và thuật xử thế.

Nội dung của Thuật quản trị là cách nhìn người. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết người tốt người xấu? Điều kiện tiên quyết là bạn phải công bằng, chính trực, vô tư, không thiên vị, … Vậy nên, để thực hiện mục tiêu chung đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nhận biết và khai thác được năng lực tiềm ẩn của nhân viên, phát huy thế mạnh của mỗi người, biết tuyển dụng và giữ chân người tài, …

3. 7 Thói Quen Hiệu Quả (7 Habits Of Highly Effective People) - Tác giả: Stephen R. Covey

“7 Thói quen Hiệu quả / 7 Habits for Highly Effective People” đã ra mắt hơn 25 năm và được biết đến là cuốn sách quản trị (quản trị bản thân và quản trị tổ chức) bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 30 triệu bản bán ra trên toàn thế giới và được dịch sang 40 ngôn ngữ.

Sách về dùng người có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 10 năm dưới cái tên “7 Thói quen để thành đạt”. Phiên bản mới năm 2016 được đặt lại đúng với cái tên của bản gốc Tiếng Anh và có nội dung không chỉ sát nghĩa, dễ đọc hơn với các độc giả mà còn được cập nhật thêm những công cụ và ví dụ thực tiễn từ phiên bản nước ngoài mới nhất.

Các cuốn sách hay khác: Top 08 cuốn sách hay về cách dùng người dành cho nhà quản trị

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

Nhân sự (Human Resources - HR) là một bộ phận của doanh nghiệp, chuyên phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên. Cùng tìm hiểu vai trò và ý nghĩa cụ thể của bộ phận HR trong tổ chức/doanh nghiệp nhé!

1. Vai trò của bộ phận Nhân sự như thế nào?

Có thể nói, hoạt động quản lý nguồn nhân lực bao gồm những mảng khác nhau. Vậy nên, các vai trò trong phòng nhân sự nhìn chung khá đa dạng. Một số vai trò phổ biến trong tổ chức nhân sự như:

+ Giám đốc nhân sự (HR manager)

+ Chuyên gia phát triển đào tạo (Training development specialist)

+ Chuyên viên nhân sự tổng hợp (Human resource generalist)

+ Chuyên viên tuyển dụng (Recruiter)

+ Chuyên viên phân tích nhân sự (Personnel analyst)

+ …

2. Ý nghĩa của công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Quản lý nhân sự (Human resource management) sẽ đưa ra các phương pháp tiếp cận chiến lược toàn diện, nhằm mục tiêu quản lý con người, môi trường làm việc và văn hóa.

Vai trò của những chuyên gia nhân sự này là đảm bảo cho nhân viên nhận được sự hỗ trợ thích đáng dựa trên chính sách, chương trình và quy trình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm thúc đẩy môi trường làm việc tích cực, tạo sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Lời kết: Trên đây là vai trò và ý nghĩa của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp. Bạn có đang và định tham gia lĩnh vực thú vị này không? Chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận nhé! 


 Có phải làm nhân sự chỉ là tuyển dụng nhân viên? Không hoàn toàn là như vậy, tuyển dụng cũng nằm trong nhân sự nhưng bên cạnh đó còn những công việc khác. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nhân sự là gì? 

Theo Investopedia, “Human Resources (HR) is the division of a business that is charged with finding, screening, recruiting, training job applicants, and administering employee-benefit programs”. Có nghĩa, nhân sự (Human Resources - HR) là một bộ phận của doanh nghiệp, chuyên phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên.

Một ví dụ dễ thấy về vai trò của quản trị nhân sự là khi người làm nhân sự tìm được đúng người cho đúng việc vào đúng thời điểm (right person for right job at right time) thì doanh nghiệp/tổ chức cùng người lao động đều có lợi.

2. Nghề nhân sự là làm gì? Mô tả công việc trong phòng Nhân sự

Phụ thuộc vị trí, kinh nghiệm mà người làm nhân sự sẽ được phân công công việc khác nhau. Chúng ta có thể khái quát công việc nhân sự như sau. 

2.1 Nhóm công việc tuyển dụng

Công việc của nhân viên tuyển dụng trong phòng nhân sự như:

+ Lập kế hoạch, triển khai công tác tuyển dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của tổ chức/doanh nghiệp.

+ Đăng thông tin tuyển dụng trên các kênh phù hợp và cung cấp đầy đủ thông tin cho ứng viên, tiếp cận với ứng viên tiềm năng.

+ Sàng lọc CV và xếp lịch phỏng vấn cho ứng viên.

2.2 Nhóm công việc hành chính

Mô tả công việc của nhân viên hành chính trong phòng nhân sự bao gồm:

+ Quản lý hợp đồng lao động của nhân viên, hồ sơ nhân viên, định biên nhân sự.

+ Hướng dẫn nhân viên mới về hợp đồng lao động; làm rõ về mức lương, chính sách phúc lợi của công ty.

+ Theo dõi và thực hiện các chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định.

+ Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ định của cấp trên.

+ Thực hiện chuyển phát, giao nhận văn thư, hợp đồng, hóa đơn cho công ty và các phòng ban, …

2.3 Nhóm công việc về lương thưởng và phúc lợi (C&B) 

Các công việc của nhóm này: 

+ Thực hiện chấm công, quản lý việc nghỉ phép, nghỉ việc, …

+ Xây dựng bảng lương thưởng theo vị trí công việc và năng lực.

+ Xây dựng chính sách phúc lợi, đãi ngộ, khen thưởng, …

+ Xử lý những tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động tại nơi làm việc.

2.4 Nhóm công việc đào tạo và phát triển

Doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên các công cụ cần thiết cho sự phát triển của họ. Trong đó, tổ chức cho nhân viên mới những khóa đào tạo định hướng giúp họ nắm vững nghiệp vụ cũng như hiểu rõ với văn hóa doanh nghiệp.

Ngoài ra, bộ phận nhân sự cũng cung cấp những buổi tập huấn kỹ năng lãnh đạo và phát triển chuyên môn. Đào tạo lãnh đạo có thể dành cho các giám sát viên; quản lý mới được tuyển dụng; …

Nghề nhân sự nên đọc sách gì? Bạn đang cần tìm một số tựa sách hay về quản trị nhân sự để cải thiện bản thân và cho tổ chức. Cùng đi tìm những cuốn sách hay nhất nhé!

1. Blog Nhân sự - Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

Sách “Blog Nhân sự” là dự án xuất bản sách của tác giả/blogger Nguyễn Hùng Cường. Đây là những quyển sách với những chủ đề khác nhau dành cho những người làm nhân sự.

Trong đó, “Blog nhân sự” quyển 1 và 2 là tập hợp những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên blognhansu.net. Quyển 1 dành cho các bạn sinh viên mới bước vào nghề nhân sự và Quyển 2 dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí Hr.

Quyển 3 là phần 1 của câu chuyện về Nghề tuyển dụng trong doanh nghiệp với những vui buồn, kinh nghiệm và lý thuyết ẩn chứa dưới nhân vật “hắn”. Để người đọc có thể nắm được toàn bộ mạch và sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết, tác giả đã chia thành 3 chương riêng.

Và quyển 4 là tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Bạn sẽ được nhìn thấy một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào chi tiết của bức tranh đó. Bạn cũng biết, CEO không phải là một HRM nên tác giả đã viết ở mức độ dễ hiểu nhất định và có tính ứng dụng cao.

2. Từ Tốt Đến Vĩ Đại (Good to Great) - Tác giả: Jim Collins

Quản trị nhân sự thực sự có ích với doanh nghiệp không hay chỉ là một cụm từ gọi cho “sang”? Cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Nghề nhân sự nên đọc sách gì, xem ngay tác phẩm này nhé!


“Từ tốt đến vĩ đại” nằm trong Top 5 cuốn sách chuyên sâu về nhân sự do Forbes.com bình chọn. Sách được xuất bản năm 2001 dựa trên nghiên cứu 5 năm của Jim Collins và đội nhóm của ông.

Cuốn sách kể những câu chuyện quý giá về cách các ông trùm trong giới kinh doanh tạo ra và duy trì bộ gen tuyệt vời cho nhân sự của họ ngay từ đầu. Và trong một đối chiếu để tìm ra điểm khác biệt, bạn sẽ thấy rằng bước nhảy vọt ấy là điều mà không phải công ty nào cũng làm được.

3. Nghệ Thuật Quản Lý Nhân Sự - Tác giả: Welby Altidor

“Làm sao để tạo ra hoặc nuôi dưỡng một nền văn hóa sáng tạo tại nơi làm việc? Làm sao để tận dụng trí tưởng tượng và sáng tạo để khiến doanh nghiệp của chúng ta trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn?”, hãy cùng tìm câu trả lời trong cuốn sách này.


“Nghệ thuật quản lý nhân sự” chỉ cho độc giả những vấn đề cốt lõi của công việc quản lý, cách phát hiện tài năng, sử dụng và bồi dưỡng nhân viên có thể phát huy hết hiệu quả trong công việc. Hơn thế, cuốn sách trình bày những quan điểm quan trọng nhất trong phương pháp quản lý nhân sự dễ hiểu và kèm theo những tình huống thường xảy ra hằng ngày trong thực tế.

Ngoài ra, còn rất nhiều cuốn sách khác mà bạn có thể tham khảo như "101 Tình Huống Nhân Sự Nan Giải", "Quản Trị Nhân Sự Đúng", ... Chi tiết về các tựa sách tại đây!