Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

Bài viết này là những bất cập của lương 3P đến xây dựng từ điển năng lực (Person) và kết quả công việc (Performance). 

1. Liên quan đến yếu tố P2 - Person

Nhiều chuyên gia tư vấn 3P không đủ tầm hoặc không có tâm nên khi tư vấn xây dựng khung năng lực P2 cho các doanh nghiệp theo cách sao chép từ doanh nghiệp này và áp dụng vào công ty khác. Họ không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng năng lực đòi hỏi ở cùng một vị trí nhưng khác ngành hoặc cùng ngành nhưng khác chiến lược, mô hình kinh doanh sẽ rất khác nhau. 

Và khi dựa vào các năng lực này, doanh nghiệp sẽ đánh giá nhân viên theo một chuẩn năng lực sai, tốn kém chi phí. Sau một thời gian áp dụng, "hiệu quả" thế nào chắc hẳn bạn cũng đoán ra rồi! Đó chính là mối nguy tiềm ẩn của hệ thống lương 3P trong doanh nghiệp. 

2. Liên quan đến yếu tố P3 - Performance

Hiểu sai hay hiểu không đầy đủ về chữ P thứ 3 này cũng là một điều doanh nghiệp cần chú ý khi đưa vào hệ thống lương 3P. 

Nhiều chuyên gia xem nhẹ yếu tố Performance này mà quên mất rằng chỉ riêng nó cũng là cả một hệ thống riêng. Nói cách khác, P3 thậm chí còn "đồ sộ" không kém gì 3P và còn quan trọng hơn cả 3P 

Một khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống lương 3P một cách máy móc, thiếu thận trọng hoặc thiếu hiểu biết thì những trường hợp này rất có thể sẽ xảy ra. Lương 3P từ "người bạn tốt" trở thành "người bạn xấu" của doanh nghiệp. 

Do vậy, khi áp dụng bất kỳ hệ thống nào, doanh nghiệp cần xem xét cẩn trọng nhiều yếu tố, áp dụng một cách hợp lý để chúng không thành "con dao hai lưỡi". 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/09/08/can-trong-voi-he-thong-luong-3p-2/

0 nhận xét :

Đăng nhận xét